Dạo này ai cũng đổ xô đi làm gốm, nghe đâu là để... chữa lành tâm hồn. Chắc tại cái thời đại mà ai cũng stress, nên việc nặn nặn vuốt vuốt cục đất sét lại trở thành một trào lưu mới. Rồi đủ loại workshop làm gốm mọc lên như nấm sau mưa, mời gọi mọi người đến "trải nghiệm". Meo cũng từng tò mò đi thử một lần, kiểu như cưỡi ngựa xem hoa ấy mà. Thú thật là cũng được cái cảm giác xoa dịu tinh thần, nhưng mà làm xong cái gì cũng méo mó hết cả.
Giờ vấn đề là, sau khi đã "xem hoa" xong xuôi, nếu muốn mang cái thú vui này về nhà thì phải làm sao? Có cần phải sắm cả một bộ đồ nghề của thợ gốm chuyên nghiệp để làm gốm tại nhà không? Hay là cứ cầm cục đất sét ngoài chợ về nặn chơi cũng được? Meo nghĩ chắc cũng nhiều bạn đang thắc mắc điều này lắm đây!

Bạn có muốn trở thành một "nghệ nhân gốm" nghiệp dư không? Đừng lo, không cần phải có bằng cấp gì đâu, chỉ cần có một trái tim yêu nghệ thuật và một đôi bàn tay khéo léo là đủ. Hãy tưởng tượng bạn đang tạo ra một tác phẩm độc nhất vô nhị, và rồi một ngày nào đó, nó sẽ được trưng bày trong bảo tàng của riêng bạn (cái bảo tàng trong nhà ấy mà). Nghe có vẻ hấp dẫn phải không?
Tôi nhớ lần đầu để ý tới gốm là khi thấy bài đăng Facebook của một bạn học trong khoa tạo dáng sản phẩm công nghiệp cùng trường đại học. Tôi nghĩ để tạo ra các sản phẩm vật lý như thế thì phải kỳ công lắm, vì khi ấy tôi là một sinh viên khoa đồ họa, chủ yếu sáng tác hình ảnh bằng máy tính. Gối from Hand Fetish Projects
Tò mò muốn biết làm thế nào để biến một cục đất sét thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo? Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá những bí quyết mà các nghệ nhân gốm đã truyền lại cho chúng ta. Còn chần chừ gì nữa, hãy click vào các nội dung bên dưới để bắt đầu tìm hiểu.
Mục lục: Hướng dẫn toàn tập về kỹ thuật làm gốm tại nhà.
1. Nguyên liệu và dụng cụ để làm gốm tại nhà.

Nguyên liệu chính: Đất sét
Đất sét ấy mà, cứ tưởng đơn giản là đất thôi à? Thực tế nó có 3 loại chính: đất nung (xốp và kém bền, thứ thường dùng làm chậu trồng cây mà tên gọi nghe là biết nguyên liệu làm ra nó - chậu đất nung), gốm (loại đất sét với thành phần là kaolin hòa với các tạp chất khác, là loại gốm chính chúng ta đang đề cập) và sứ (kaolin tinh khiết, cho thành phẩm trắng tinh khiết). Bạn có thể mua trên Shopee, cứ chọn shop nào ghi "đất sét làm gốm" là được.
Dụng cụ cần thiết: Vơ đâu nhặt đó
Nghĩ đến làm gốm là nghĩ ngay đến những dụng cụ chuyên nghiệp đắt tiền đúng không? Thực ra, bạn hoàn toàn có thể làm gốm với những thứ có sẵn trong nhà đấy.
Dụng cụ tạo hình: Thìa, dao, thậm chí là chiếc thìa nhựa để dành sau khi uống trà sữa.
Dây cắt đất sét: Cứ tưởng tượng bạn đang cắt bột làm bánh mì là được.
Dụng cụ cạo phẳng đất: Tận dụng thẻ ATM cũ.
Nĩa, thìa gỗ, cán lăn, miếng bọt biển: Hữu ích để điêu khắc
Vấn đề nan giải: Lò nung
Mua lò nung thì hơi "chát" mà tự làm thì lại sợ nổ tung. Thực ra, lò nung điện cỡ nhỏ hiện nay có giá phải chăng và an toàn nhưng hơi khó tìm mua ở Việt Nam. Còn lò to hơn thì phải dùng điện 3 pha công nghiệp. Nhưng đừng lo, hiện nay có nhiều dịch vụ cho thuê lò nung ở TP HCM. Bạn có thể gửi cho họ và trả phí để nung. Giá phải chăng nếu bạn chỉ thỉnh thoảng nung một hai món.

Không cần thiết: bàn xoay gốm.
Bàn xoay là thứ "cliché" nhất mà mọi người hay nghĩ tới khi nói về gốm. Nhìn có vẻ ngầu lòi khi xoay bàn xoay phải không? Thực chất bàn xoay là công cụ dùng để tạo các vật thể có trọng tâm nhanh và tiện so với các cách khác - nói thẳng ra là làm bình, làm đĩa hay cốc hình trụ tròn đều tăm tắp. Bạn muốn làm các thứ ngoài phạm vi "tròn-đều-tăm tắp" thì nó không cần thiết.
2. Có thể làm gốm tại nhà mà không cần lò nung không?
Câu trả lời là có, hoặc...không? Có nếu bạn có đủ tiền để mua lò, không gian để đặt lò (yêu cầu thoáng khí và cách xa các vật dễ cháy) và kiến thức về các loại men và đất sét mà bạn sẽ bỏ vào lò, nếu không khả năng cao sẽ gây ra các thảm họa làm đi toong hết công sức. Nhưng không phải là bất khả thi để tự tìm hiểu từ các nguồn vô tận trên mạng. Cá nhân Meo đặc biệt yêu thích trang Digitalfire.com và tự học hầu hết các kiến thức làm đồ gốm từ trang này. Không nếu bạn nhát chết hoặc sợ phiền phức hay thiếu không gian, thì giải pháp lý tưởng nhất là đi thuê lò như Meo đã nói.
3. Các kỹ thuật làm gốm
Ém gốm
Ém gốm là cách đơn giản nhất để tạo ra đồ gốm, thường được dùng để tạo ra những chiếc bình và đồ vật nhỏ.
Bắt đầu bằng cách lăn một quả bóng đất sét trong tay. Sau đó, giữ quả bóng trong một tay, bạn dùng ngón cái của tay kia ấn vào giữa để tạo thành một lỗ trên quả bóng, sau đó các ngón tay của bạn có thể bắt đầu véo thành đất sét nhiều lần khi bạn từ từ và đều đặn xoay quả bóng xung quanh.
Bạn cần giữ ngón tay và ngón cái thẳng để có lực ép đều, kẹp giữa ngón cái ở bên trong và các ngón tay ở bên ngoài. Bạn tiếp tục cho đến khi đạt được độ dày và độ đều mong muốn trên tường.

Cuộn gốm
Cuộn là một kỹ thuật thú vị được sử dụng để tạo ra các vật phẩm có đủ mọi hình dạng và kích cỡ.
Bắt đầu bằng một tấm đất sét có đáy phẳng hoặc được giữ ở dạng cong như một chiếc bát đặt trên một tấm ván có thể dễ dàng xoay khi làm.
Những cuộn đất sét được cán mỏng sau đó được gắn xung quanh mép đế, tiếp tục thêm nhiều cuộn đất sét chồng lên nhau để tăng chiều cao và kích thước.
Các cuộn dây được miết lại với nhau bằng dụng cụ hoặc ngón tay, và dính nhau bằng hồ đất (một hỗn hợp của nước và đất sét pha vào nhau cho có độ sệt)

Cán gốm
Tạo hình bằng cách cán một khối đất sét thành tấm phẳng rồi cắt và uốn theo hình dạng mong muốn. Dùng cây lăn bột để cán. Lưu ý cần một mặt phẳng có khả năng thẩm thấu nước để kê phía dưới, như miếng thạch cao hoặc miếng ván gỗ; nếu không đất sẽ dính lem nhem khắp nơi do bề mặt tiếp xúc bị ẩm.

Điêu khắc gốm
Kỹ thuật này ở Nhật Bản được gọi là Kurinuki. Dùng một khối đất sét rắn được chạm khắc bằng các công cụ cắt và xúc để tạo thành hình dạng mong muốn.
Tuy nhiên, kỹ thuật này không đơn giản như bạn nghĩ. Mặc dù bạn có thể khắc tác phẩm điêu khắc của mình trực tiếp từ một khối đất sét, nhưng nếu bạn cho thẳng vào lò nung như bình thường thì nó có khả năng bị nứt – xui hơn là nổ tung!
Về mặt kỹ thuật, có thể nung các tác phẩm điêu khắc bằng đất sét rắn bằng cách thiết lập nhiệt độ nung rất thấp và chậm trong giai đoạn đầu.

Dùng bàn xoay
Cuối cùng, đây là kỹ thuật kinh điển mà tất cả chúng ta nghĩ về việc làm gốm – sử dụng bàn xoay.
Đây là mô tả quá trình này một cách đơn giản nhất có thể: một quả bóng đất sét ướt được giữ cố định trên bánh xe quay sao cho tâm của khối đất nằm đúng trọng tâm của bàn xoay (kỹ thuật định tâm). Mục đích là để khi xoay thì khối đất không văng ra ngoài bởi lực li tâm, ai từng học vật lý cấp 3 sẽ biết.
Thành của món đồ được kẹp giữa các ngón tay, di chuyển lên lên xuống để tạo độ dày mỏng. Mọi thứ cần thực hiện với lực chính xác, không thì tất cả sẽ nằm lại thành một đống hỗn độn.

Bí kíp điều khiển đất sét cho tay mơ
Cứ từ từ! Nếu tác phẩm của bạn lớn, bạn cần chờ các phần ráo bớt nước trước khi chồng thêm khối khác lên kẻo chúng kéo nhau sụp xuống.
Không được để đất sét quá khô: Luôn phun nước để duy trì độ ẩm cho khối đất đang nặn.
Nối 2 mảnh rời bằng hồ đất: Khi ghép các mảnh đất sét lại với nhau, cần chà sát vị trị ghép nối thật kỹ và trét hồ đất lên. Hồ đất hoạt động như một loại keo dán giúp kết nối các mảnh đất rời.
Giữ độ đặc vừa phải: Đất sét quá mềm thì dễ bị sụp, quá cứng thì khó tạo hình. Hãy tìm cho mình một độ đặc vừa ý để có thể thoải mái sáng tạo nhé.
Bảo quản: Phần đất sét còn thừa, bạn hãy gói cẩn thận để tránh bị khô. Dùng bịch bóng đựng đồ ăn là tiện nhất.
Đất sét never-die: Đừng vứt bỏ những mảnh đất sét vụn. Gom lại. Ngâm nước vài ngày. Trải lên miếng thạch cao cho ráo bớt nước rồi lấy nặn lại như bình thường.
4. Từ cục đất sét đến tác phẩm nghệ thuật: Hành trình của một chiếc bình
Bạn đã tạo ra một chiếc bình đất sét thật nghệ. Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu thôi! Để chiếc bình của bạn trở thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.
Giai đoạn 1: Để khô tự nhiên
Sau khi nặn xong, chiếc bình của bạn cần được "nghỉ ngơi" để hơi ẩm bay hơi dần. Giai đoạn này gọi là giai đoạn "khô da". Lúc này, bạn có thể thoải mái cắt tỉa, thêm họa tiết mà không sợ chiếc bình bị biến dạng.
Giai đoạn 2: Khô hoàn toàn
Tiếp theo, chúng ta sẽ để chiếc bình khô hoàn toàn. Lúc này, đất sét sẽ trở nên cứng cáp và sẵn sàng cho những bước tiếp theo.
Giai đoạn 3: Nung non, tức là nung đồ gốm tới mức nhiệt khoảng 800 độ C để giúp kết cấu món đồ trở nên xốp và bền hơn, thích hợp cho việc tô màu trang trí. Đôi khi có thể bỏ qua bước này. Giai đoạn 3: Tráng men.
Giai đoạn 3: Nung, thường trong khoảng 1200 - 1300 độ C tùy từng loại men và đất sét.
5. Trang trí trước khi nung.
Trước khi đưa chiếc bình vào lò nung, bạn có thể thỏa sức sáng tạo với nhiều kỹ thuật trang trí khác nhau:
Khắc, vẽ, đóng dấu: Tạo nên những hoa văn độc đáo trên bề mặt đất sét.
Phủ màu: Sử dụng đất sét màu hoặc sơn để tạo hiệu ứng màu sắc.
In hoa văn: Dùng các vật liệu tự nhiên như lá cây, dây thừng để tạo nên những họa tiết độc đáo.

6. Tráng men: Bí quyết tạo nên vẻ đẹp kinh điển của đồ gốm
Chắc hẳn bạn đã nghe qua khái niệm men gốm. Men gốm là một hỗn hợp các loại bột kim loại, kaolin và phụ gia được hòa vào nước dùng để phủ lên mặt đất sét đã nung non. Qua lửa, các kim loại này biến đổi tạo ra vô số hiệu ứng
Men gốm mở ra tiềm năng sáng tạo của đồ gốm. Tráng men gốm là một quá trình gần như kỳ diệu, nơi các phản ứng hóa học xảy ra có thể biến đổi hoàn toàn tác phẩm – màu sắc của lớp men mà bạn áp dụng trước khi nung có thể hoàn toàn khác so với màu sắc sau khi nung.
Còn nữa, men sẽ giúp chiếc bình của bạn trở nên bóng đẹp và bền màu hơn. Bạn có thể chọn nhiều loại men khác nhau với màu sắc và hiệu ứng đa dạng.

7. Nung: Bước cuối cùng để hoàn thiện tác phẩm
Trên thị trường phổ biến 2 loại lò nung: điện và gas. 2 loại này cung cấp 2 môi trường nung khác nhau - môi trường oxi hóa (lò điện), và mội trường khử (lò gas). Mỗi loại cho ra hiệu ứng khác nhau . Sau đây là tổng quan ngắn gọn về từng loại quy trình nung khác nhau:
Nung trong môi trường oxy hóa – dùng lò điện. Lò này không tạo ra lửa.
Nung trong môi trường khử – bầu không khí giảm oxy do ngọn lửa trực tiếp cần oxy để cháy; dùng gas, gỗ hoặc dầu để đốt.
Nung bằng hơi/muối hoặc soda – được sản xuất bằng cách thêm muối hoặc soda vào bầu khí quyển khử ở nhiệt độ cao.
Nung Raku – một kỹ thuật nung được người Nhật phát minh: đặt sản phẩm nóng đỏ từ lò nung vào hố hoặc thùng kim loại chứa đầy mùn cưa. Mùn cưa cháy tạo ra những hiệu ứng thú vị. Đây là kiểu đặc trưng thường thấy ở gốm Nhật.
Nung trong hố – nhóm lửa quanh món đồ gốm đã nung non và đánh bóng trong thùng hoặc hố đào dưới đất, đậy nắp lại và để qua đêm.
Trên đây là các kiến thức cơ bản để bạn có thể tự nghiên cứu làm gốm tại nhà. Hãy thử nhé. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về chuyên môn, vui lòng để lại tin nhắn dưới phần bình luận. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho bạn.
留言